Kỹ thuật căng khung in lụa đúng chuẩn chi tiết nhất

Thứ bảy - 06/08/2022 14:24
Kỹ thuật căng khung in lụa thủ công hướng dẫn bạn cách vệ sinh lưới in lụa, 3 phương pháp căng khung in lụa và xử lý kỹ thuật sau khi căng lưới. Nhận đạo tạo in lụa trên mọi chất liệu, công ty chúng tôi chuyên cung cấp vật tư in lụa trên toàn quốc. Liên hệ đặt hàng 0976 249 627 Ms Loan để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

 
Kỹ thuật căng lưới lên khung in lụa
( Kỹ thuật in lưới thủ công - nguồn biên soạn: mucinlua.com )

 
Hướng dẫn căng lưới lên khung in lụa:
1. Làm sạch lưới in lụa:
Trước khi căng lưới lên khung lưới in lụa cần được làm sạch để tách bỏ những tạp chất và bụi bẩn có trong quá trình dệt lưới hoặc lưới in lụa để lâu ngày. Ngoài ra còn các chất bôi trơn, chống tĩnh đinẹ, dầu mỡ. Công việc này có tác dụng làm cho lưới ngậm nước trương nở và tăng khả năng đàn hồi làm ổn định kết cầu lưới in.
Dưới đây là các quy trình làm sạch lưới đối với từng loại lưới:
a. Đối với lưới lụa tơ tằm:
Pha dung dịch sau:
Xà phòng 5 gram
Na2Co3 1 gam
Nước 1 lít
Ngâm lưới vào dung dịch trên ở 80 đến 85 độ C trong 15 đến 20 phút. Sau đó xả kỹ bằng nước sạch.
b. Lưới bằng sợi tổng hợp ( polyeste hoặc polyamit )
Pha dung dịch sau:
Na2Co3 1 - 2 gram
Chất tẩy rửa lưới in lụa tổng hợp 1 - 2 gram
Nước 1 lít
Ngâm lưới trong dung dịch trên ở nhiệt độ từ 60 đến 80 độ C trong 15 đến 20 phút. Sau đó xả kỹ bằng nước sạch.
C. Lưới in lụa làm bằng kim loại:
Pha dung dịch sau:
Axit Sunfuric đậm đặc 10 gram
Kali Bicromat 1gam
Nước 20ml
Rửa lưới bằng dung dịch trên trong 2 đến 3 phút sau đó xả kỹ bằng nước sạch.
Chú ý các loại hóa chất và vật tư in lụa trên có thể tìm thấy tại các cửa hàng in lụa địa chỉ số 18 Tam Trinh - Hoàng Mai - Hà nội - Trung tâm tư vấn và chuyển giao kỹ thuật in THIÊN BA điện thoại đường dây nóng Ms Loan 0976 249 627 - tham khảo thêm các loại vật tư in lụa khác trên website: mucinlua.com

2. Kỹ thuật căng lưới lên khung ( căng lưới thủ công )
Khi căng lưới in khung in lụa lưới cần ỏ trạng thái ẩm ( thấm ướt bằng nước hoặc các dung dịch thích hợp ). Ở trạng thái này sợi lưới trương nở lên dễ kéo giãn hơn, thuận lợi cho việc căng chỉnh lưới. Mặt khác khi lưới đã định vị trên khung và sấy khô lưới sẽ căng hơi vì nó có sự co ngót nhất định, chính vì vậy khuôn sẽ ít bị biến dạng khi sử dụng.
Khi căng lưới lên khung, có thể dùng máy hoặc các bàn cơ khí, cũng có thể căng theo phương pháp thủ công. Để định vị lưới in trên khung gỗ có thể dùng keo dán cao phân tử, dùng ghim hoặc nẹp gỗ đóng đinh.
Ở đây là cách trình bày căng lưới lên khung in lụa với phương pháp thủ công thích hợp với sản xuất quy mô nhỏ. Với kỹ thuật căng lưới bằng máy khi mua máy căng khung in lụa ( tại mucinlua.com ) các bạn sẽ được chuyển giao công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chi tiết.
- Bước đầu tiên phải chuẩn bị đủ số khung cần thiết. Kích thước các khung cùng một mẫu in phải đồng đều và bằng nhau. Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu in lụa đi kèm khác như keo dán, nẹp đinh, vải lót,...
- Có thể dùng các cách dưới đây để tiết kiệm lưới in lụa:
Tính toán kích thước theo khổ rộng và chiều dài lưới in, chọn chiều in thích hợp để căng lên khung. Cũng có thể cắt lưới in bằng kích thước khung sau đó dùng vải chéo khâu nối các cạnh của lưới.
- Để dễ theo dõi độ vuông góc của các sợi dọc và sợi ngang có thể kẻ các đường mốc chuẩn trên mặt lưới trước khi căng chỉnh.
- Khi lưới đã căng lên khung, khung được đặt lên bàn đóng khung lưới. Đây là một chiếc bàn vững chắc có cấu tạo bình thường trên mặt bàn có các cữ để giữ khung cố định không bị xê dịch. Mặt đáy dưới của khung in lụa được đặt ngửa áp lưới vào khung điều chỉnh cho vuông góc đều các cạnh sau đó tiến hành căng lưới. Để biết thêm kỹ thuật căng khung chụp bản vui lòng xem tại website: mucinlua.com - Nhân căng khung chụp bản in lụa giá rẻ nhất Hà nội - Ms Loan 0976 249 627

3 Cách căng lưới in lụa:
a. Các thứ nhất: Kéo căng đồng thời cả 4 góc lưới. Khi thấy đã đều thì định vị tạm thời cả bốn góc lưới bằng nẹp cố định phía ngoài. Sau đó tiếp tục căng chỉnh lý và cố định dần theo 4 cạnh của khung. khi đã thấy đạt yêu cầu thì cố đình hoàn toàn lưới vào khung in lụa.
b. Các thứ hai: Dùng định nẹp, định vị tạm thời 1 góc của khung in lụa. Keo căng lưới theo một cạnh địnhvị tiếp góc thứ 2 theo chiều kim đồng hồ. Sau đó tiến hành cố định cạnh này của khung.
Sau đó kéo căng lưới tiếp theo cố định góc thứ 3 lần lượt theo chiều kim đồng hồ, đóng ghim ở cạnh còn lại. Kéo vải dọc theo cách cạnh cho đến khi căng phẳng không còn nếp nhắn, sau đó cố định góc còn lại thứ 4. Cuối cùng là cố định nốt cạnh còn lại của khung in lụa.
Đinh ghim nẹp gỗ đóng đinh sử dụng đó bằng búa hoặc máy đóng đinh. ĐÓng hai hàng đinh song song, trật tự đinh ở hai hàng so le nhau, khoảng cách giữa các định mỗi hàng từ 0.7 đến 1.2 cm. Lưu ý, khoảng cách từ mỗi hàng đinh đến mép gỗ bằng khoảng các giữa hai hàng ( 1/3 bề dày thanh gỗ ) Cũng có thể dùng đinh và ghim ghim chặt vải vào giá.
- Keo dán ( lưới in lụa ): Dung keo nước chóng khô ( loại dán giày hay dán nhựa chống lửa ) dán chặt lưới vải vào khung. Các bước tiến hành dán keo hoàn toàn giống các bước đóng đinh cố định. Keo dán được dùng trong trường hợp lưới vải trên giá kim loại hoặc giá gỗ. Khi dùng keo phải chờ keo khô hoàn toàn mới dán được lưới lên.
- Việc căng lưới lên khuôn phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
Sợi ngang và sợi dọc vẫn giữ được vuông góc với nhau.
Lưới có độ căng và phẳng đều trên toàn bộ khung lưới. Nếu lưới bị trùng võng do căng không đều thì sẽ bị nhòe khi in chi tiết bị nhòe và nhân đôi. Lưới phải được kéo đến khi hoàn toàn không có nếp nhăn mới được đóng vào khung ( đây là kỹ thuật căng lưới in lụa 1 lưới 1 khung - ngoài ra còn kỹ thuật căng lưới in lụa căng 1 lần 2 khung, xem chi tiết tại đây: http://mucuv.com/news/TU-HOC-IN-LUA/Cang-khung-in-lua-Ky-thuat-cang-lua-thu-cong-3196/ )
 - Cũng không nên kéo lưới quá căng chỉ cần keo cho vuông góc với nhau và lưới không bị trùng võng là được. Ngoài ra mức độ căng còn phụ thuộc vào độ tinh xảo của sản phẩm cần in. Thông thường khi in các sản sẩm có hoa văn thô hoặc in trên bề mặt thô có thể dùng lưới căng bình thường ngược lại với mẫu in phức tạp hoặc trên bề mặt trơn láng phải dùng lưới thật căng.

4. Xử lý sau khi căng lưới lên khung:
Sau khi đã căng lưới lên khung để dùng lưới được bền không bị biến dạng hoặc bị trùng võng sau một thời gian sử dụng chúng ta nên sử lý qua các bước sau:
- Cắt bỏ phần lưới dư thừa chỉ chừa đủ phù lên nửa mặt ngoài của vành khung. ( dùng keo dán dán chặt phần thừa còn lại vào vành khung ) Nên dùng keo không thấm nước nếu in bằng mực nước và keo không thấm dầu nếu in bằng mực dầu. Việc dán này có ý nghía cố định thêm lưới trên khung hạn chế lưới bị trùng trong quá trình sử dụng ( kim ghim bị gãn han gỉ ).
- Quét lên khung một lớp dầu bóng bảo vệ. Lưu ý chỉ quét lên mặt gỗ ngoại vi khung in lụa để bảo quản.

5. Địa chỉ căng khung chụp bản in lụa giá rẻ tại Hà nội - Số 18 Tam Trinh - liên hệ Ms Loan 0976 249 627
Chuyên cung cấp các loại vật tư in lụa, mực in lụa, hóa chất và máy móc ngành in lụa. ( Email nguyen.loan1408@gmail.com ). Nhận đào tạo và tư vấn kỹ thuật in lụa trên mọi chất liệu.
website: mucinlua.com  - Đồng hành cùng chuyên gia in lụa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục sản phẩm

Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay10,611
  • Tháng hiện tại197,465
  • Tổng lượt truy cập21,716,362
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây